Kim cương là hiện thân của sức mạnh, sự giàu sang và là biểu tượng bất diệt của tình yêu. Những viên kim cương ẩn chứa một vẻ đẹp kiêu sa, tinh tế và đẳng cấp. Hiện tại có nhiều khái niệm khác nhau về kim cương, chẳng hạn như: Kim cương tự nhiên; Kim cương nhân tạo và Moissanite. Để có cái nhìn tổng quát hơn giữa các khái niệm này, xin mời cả nhà đến với các thông tin tổng hợp sau đây từ Nina Wynn!
Kim cương tự nhiên là gì?
Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao. Kim cương không có nguồn gốc từ bề mặt Trái đất. Thay vào đó chúng hình thành ở nhiệt độ cao và áp lực xảy ra trong lớp vỏ Trái Đất khoảng 100 dặm bên dưới bề mặt của Trái đất. Hầu hết những viên kim cương được phát hiện đã được chuyển đến bề mặt Trái đất do các vụ phun trào núi lửa từ sâu trong lòng đất.
Sự hình thành của kim cương tự nhiên đòi hỏi rất cụ thể điều kiện tiếp xúc với các vật liệu carbon chịu áp lực cao, dao động khoảng từ 4.41 đến 5.88 triệu tấn nhưng ở một phạm vi nhiệt độ tương đối thấp giữa khoảng 900 và 1.300 °C. Kim cương có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn.
Chỉ khoảng 20% sản lượng kim cương trên thế giới được dùng làm hàng trang sức, 80% kim cương kém phẩm chất hơn được sử dụng trong công nghiệp và các ứng dụng nghiên cứu.
Kim cương nhân tạo là gì?
Kim cương nhân tạo hay kim cương tổng hợp là loại đá được sản xuất với ánh quang, tính chất vật lý giống như một viên kim cương tinh khiết và do con người, máy móc hiện đại làm ra.
Kim cương nhân tạo được tổng hợp theo 2 phương pháp chính là phương pháp cao áp cao nhiệt HPHT (High pressure High temperature) và phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học CVD (Chemical Vapor Deposition). Kim cương nhân tạo có tính chất vật lý và hóa học giống như kim cương thiên nhiên.
Theo Báo cáo thị trường kim cương công nghiệp do hãng nghiên cứu thị trường Merchant Research and Consulting (Anh) thực hiện, kim cương tổng hợp chiếm tới 88% lượng kim cương được sử dụng trong công nghiệp. Kim cương nhân tạo có thể được sản xuất trên quy mô lớn và tính chất của sản phẩm tổng hợp này mang lại nhiều ứng dụng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng giá thành của kim cương nhân tạo rất cao, do việc tạo ra môi trường giống như tự nhiên để cho ra đời kim cương nhân tạo vô cùng tốn kém và đắt hơn cả kim cương thiên nhiên nên thị trường trang sức thế giới rất hiếm khi dùng kim cương nhân tạo. Những kim cương nhân tạo được quảng cáo rầm rộ trên thị trường, thực chất hầu hết chỉ là đá tổng hợp, thường là đá Zirconia (Đá CZ) hay Moissanite.
Các thông tin về Đá Moissanite
Đá Moissanite được phát hiện lần đầu vào năm 1893 bởi Henri Moissan khi ông đang kiểm tra các mẫu đá từ một miệng thiên thạch ở Canyon Diablo. Tuy nhiên, lúc đầu ông lại lầm tưởng đây là kim cương thiên nhiên. Mãi đến năm 1904, ông mới xác định được đá Moissanite là gì và gọi tên nó là cascbit xillic (SiC). Về sau, để vinh danh công lao của ông, người ta đã đổi tên thành đá Moissanite.
Đá Moissanite là khoáng vật quý hiếm trong tự nhiên thường được tìm thấy ở các thiên thạch hay các mỏ kim cương. Sau này, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đá Moissanite có thể được sản xuất trong các phòng thí nghiệm bằng cách kết hơp cacbon và silic qua quá trình phân hủy nhiệt. Sau khi đá Moissanite thô được sản xuất sẽ bước vào quy trình cắt gọt, mài giũa để trở nên sáng bóng, rực rỡ.
Moissanite còn gọi là loại đá quý nhân tạo Mois, là một trong những chất cứng nhất trên trái đất, có độ cứng (9,5) so với kim cương thiên nhiên, trong khi độ cứng của kim cương là 10, tỷ trọng xấp xỉ (3,21) và chiết suất cũng xấp xỉ (2,65-2,69). Điều này làm cho nó có khả năng chống xước cao và phù hợp để đeo hàng ngày.